Món ngon Ninh Giang

Thưởng thức hương vị đậm đà cổ truyền, tinh túy dân tộc.

Bánh gai Ninh Giang

Món ngon, quà biếu đậm cổ truyền.

Bánh gai Ninh Giang

Món ngon, quà biếu đậm cổ truyền.

Bánh Gai- Bánh Gấc

Món ngon, quà biếu đậm cổ truyền..

Hương vị Việt

Đặt hàng trong ngày, chuyển tận nơi.

Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

Về Ninh Giang (Hải Dương)

Về Ninh Giang (Hải Dương) mấy ai quên được hương vị của bánh. Những cái tên mộc mạc như Bánh gai Minh Tân, Liên Hương…chỉ cần nghe nhắc tới đã thấy đâu đây mùi bánh gai thoang thoảng.
Vùng đất Ninh Giang giàu văn hiến không chỉ nổi tiếng với 3 vị vua họ Khúc, nơi có đền Tranh linh thiêng, đền thờ Khúc Thừa Dụ uy nghiêm, mà còn tạo dấu ấn bởi nghệ thuật múa rối nước Hồng Phong độc đáo, thương hiệu đặc sản bánh gai ngọt ngào. Ngày nay, bánh gai Ninh Giang ngang dòng sông Luộc sang đất Thái Bình, Hải Phòng, về Hưng Yên, Hà Nội… như một thứ quà quê bình dị, thơm ngon và bất kỳ du khách nào qua đây đều muốn có được.
Theo nhiều cụ già tại thị trấn Ninh Giang: Nghề làm bánh gai đã có từ hơn 700 năm trước. Ban đầu, bánh tròn như quả chanh, không có lá bọc. Ngày xưa, bánh gai rất hiếm, chỉ được dùng trong ngày Tết hay nhà có giỗ chạp. Ngày thường, hàng xóm láng giềng có việc đi xuống huyện về biếu chiếc bánh, nhà có 5 hay 6 người thì phải xắt thành từng ấy miếng, mỗi người một miếng nhỏ nhâm nhi vị ngọt đượm của bánh.
Từ những năm đầu thập kỷ XX, bánh gai được bán nhiều ở bến đò Chanh nên có thời được gọi là “bánh đò Chanh”. Vào những năm 40 của thế kỷ XX, tại Ninh Giang đã có 2 nhà hàng bánh gai lớn là Ngọc Châu và Ngọc Anh. Thời bao cấp, Ninh Giang có HTX Liên Hương với hàng trăm người làm bánh gai.
Ông Nguyễn Thành Vạn, Trưởng Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Ninh Giang cho biết: So với các loại bánh gai khác, bánh gai Ninh Giang chính hiệu có hương vị, bản sắc riêng từ cách chọn nguyên liệu chế biến đến màu sắc và cách gói bánh độc đáo. Mỗi một chiếc bánh gai thơm ngon, khi làm phải trải qua nhiều công đoạn từ lựa chọn gạo, xay gạo, rây kỹ, chọn lá gai, hấp bánh…
Để làm ra chiếc bánh ngon, đạt tiêu chuẩn người thợ phải kỹ lưỡng, công phu trong từng giai đoạn. Gạo là loại đặc sản nếp cái Hoa Vàng Kinh Môn nổi tiếng cả nước. Mật phải thật ngọt, đun nóng để trộn cho dễ. Lá gai phải là lá gai nếp thì bánh mới dẻo và có mùi thơm. Lá gai được rửa sạch cho vào nồi ninh nhừ. Ninh xong đem rửa sạch rồi muối, ủ bằng đường 2-3 ngày. Khi lá đã được muối ngấu, người thợ mới dùng chày giã nát lá, lọc lấy bột mịn rồi đem trộn với bột nếp. Tỷ lệ bột lá/bột nếp sẽ quyết định chất lượng của lớp áo bánh.
Nhân bánh cũng được chuẩn bị công phu không kém. Mỡ cánh (mỡ cổ lợn) được muối bằng đường thật khéo, sao cho mỡ lợn không còn ngấy, có độ giòn như mứt bí. Hạt sen chế biến sao cho mỗi hạt đều mềm và không nát, còn nguyên hương vị. Bột gạo nếp, bột lá gai, được trộn đều với mật để làm vỏ bánh. Khi trộn bột, càng vắt lâu thì bánh càng dẻo càng mềm mại thơm ngon. Người Ninh Giang không luộc bánh gai mà hấp trong khoảng 2 giờ đến khi bánh dậy mùi thơm ngậy đặc trưng. Khi ăn bánh, ai cũng sẽ phải ngất ngây với vị ngọt mà thanh, vị ngậy mà không ngán, lại dẻo mịn từ vỏ bánh đến mềm xốp của nhân bánh.
ánh gai Ninh Giang hiện đã có gần 100 cơ sở sản xuất, với nhiều thương hiệu như: Tuyết Nhung, Minh Tân, Nhân Hưng, bà Tới… Trong đó, bánh gai bà Tới, Tuyết Nhung là hai cửa hàng nổi tiếng mang hương vị riêng mà chỉ có bánh gai Ninh Giang mới có. Mỗi ngày, trung bình một cơ sở làm bánh gai ở Ninh Giang gói khoảng 7000 đến 10.000 chiếc bánh, khi có nhiều hợp đồng mua hàng thì con số này lại lên đến hàng nghìn chiếc. Với giá từ 70-100 nghìn đồng/chục chiếc, bánh gai đã đem lại nguồn thu lớn người dân Ninh Giang.
Bánh gai là một sản phẩm ẩm thực, du lịch độc đáo của Ninh Giang. Hàng năm tại đây đã thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan làng nghề, thưởng thức món đặc sản nổi tiếng xứ Đông này. Tuy là đặc sản nổi tiếng song bánh giai Ninh Giang hiện vẫn đang gặp nhiều khó khăn do các cơ sở sản xuất bánh gai vẫn duy trì kiểu làm ăn manh mún, lại thiếu vốn, giá nguyên liệu tăng cao, chưa liên kết để tìm đầu ra lâu dài cho sản phẩm. Do vậy, trong thời gian tới, để phát triển thương hiệu làng nghề bánh gai Ninh Giang, rất cần sự quan tâm của các cấp các ngành, địa phương trong việc quảng bá thương hiệu, tìm đầu ra cho sản phẩm.
Liên hệ: Mua bánh gai tại Hà Nội: 0974045427
Chung cư PCC1 Hà Đông - Ba La - Phú Lương - Hà Đông. - Ngõ 100 Nguyễn Chí Thanh - Hà Nội 

Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014

BÁNH GAI NINH GIANG – HẢI DƯƠNG, BÁNH GAI NINH GIANG TẠI HÀ NỘI

Không mấy ai còn lạ lẫm với bánh gai – món bánh làm từ bột nếp, đậu xanh vừa thơm vừa ngậy. Nhưng bánh gai Ninh Giang – Hải Dương thì chắc không phải ai cũng đã được thưởng thức. Cũng từ những nguyên liệu chính ấy nhưng bánh gai Ninh Giang mang một phong vị khác, một đặc trưng của miền quê nhỏ bé hiền hậu mà nồng nàn thấm đượm này
Bánh có vỏ bánh làm từ bột nếp hoà với lá gai đã được giã nhuyễn làm lên sắc đen huyền, ánh lên hấp dẫn lạ kỳ. Nếp làm vỏ bánh cũng không thể là loại nếp thường. Đó phải là nếp cái hoa vàng, được ngâm nước lạnh qua một đêm cho hạt gạo mọng nước, thật mẩy rồi mới để ráo nước sau đó xay nhuyễn làm bột. Từ bột ấy kết hợp với lá gai được tước gân, luộc lên rồi lại giã nhuyễn, thêm vào chút đường cho bánh có vị ngọt mới tạo thành vỏ bánh.


Đó mới là phần ngoài. Còn phần nhân bánh mới thực sự công phu và thể hiện hết tinh hoa. Nhân bánh là tổng hợp rất nhiều nguyên liệu mà nguyên liệu nào cũng cần chuẩn bị kỹ lưỡng. Bắt đầu từ đỗ xanh phải được bỏ vỏ, ngâm đãi thật sạch đồng thời cho hạt đỗ mọng nước. Đem luộc đỗ lên sao cho hạt đỗ bở tơi, vừa xốp lại vừa mịn mà vẫn giữ được màu vàng óng dậy lên mùi thơm bùi đặc trưng của đỗ. Sau đó lại phải giã đỗ cho nhuyễn.
Như vậy mới được phần chính trong nhân bánh. Những thức khác mỗi thức một ít nhưng lại không thể thiếu. Nào là thịt mỡ, lạc, sen, dừa, hương liệu thơm…và mỗi nhà lại thêm vào đó bí quyết gia truyền của riêng nhà mình… Mỡ lợn phải được luộc chin, thái miếng to, ướp đường rồi đem ủ đến khi miếng mỡ trong, giòn mới đem dùng làm nhân. Lạc, sen, dừa…tùy theo sở thích từng người mà cho vào hay không. Thường thì đầy đủ mỗi loại một ít vì những nguyên liệu trên đều làm tôn lên vẻ thơm ngậy của nhau, không cái nào át cái nào. Từng ấy thức trộn đều vào nhau làm lên nhân bánh.
Bánh gai được nặn lên bằng bàn tay của những người thợ bánh khéo léo có hình vuông nhỏ nhỏ xinh xinh mà chất chứa trong đó là bao nhiêu đặc sản của đất trời. Sau khi nặn, bánh được gói bằng lá chuối khô, gói nhiều lớp để có thể giữ bánh được lâu và mang đi xa. Người Ninh Giang không luộc bánh gai mà hấp trong khoảng 2 tiếng đến khi bánh dậy mùi thơm ngậy đặc trưng. Khi ăn bánh, ai cũng sẽ phải ngất ngây với vị ngọt mà thanh, vị ngậy mà không ngán, lại dẻo mịn từ vỏ bánh đến mềm xốp của nhân bánh. Bánh có màu đen huyền đặc trưng từ lá gai ở vỏ bánh, đến nhân tvàng óng. Màu sắc hài hoà, hương vị thơm ngon!

Nghề làm bánh gai ở Ninh Giang đã có từ lâu đời. Không ai xác định được chính xác thời điểm chiếc bánh đầu tiên ra đời trên miền quê này, chỉ biết giờ đây, mỗi khi người Ninh Giang đi xa đều không quên mang theo chục bánh gai làm quà, tự hào giới thiệu đặc sản quê mình đến những miền quê khác. Cái tên Ninh Giang in dấu trong lòng người một phần cũng nhờ vào chiếc bánh gai giản dị mà ngọt ngào, thấm đượm hương vị quê hương ấy.
Liên hệ đặt bánh: 
Qúy khách có nhu cầu đặt mua Bánh Gai – Ninh Giang. Xin vui lòng liên hệ:
Chung cư PCC1 Hà Đông - Ba La - Phú Lương - Hà Đông. - Ngõ 100 Nguyễn Chí Thanh - Hà Nội 
Hotline: 0974.045.427 

Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

Ngon mê hoặc đặc sản Hải Dương

Nếu có dịp đến thăm Hải Dương, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội nếm thử những đặc sản giản dị mà đầy mê hoặc nơi đây.
1. Bánh đậu xanh
Bánh đậu xanh là đặc sản không thể không nhắc tại Hải Dương. Bánh được làm từ bột đậu xanh quết nhuyễn với đường và dầu thực vật hay mỡ động vật, thường là mỡ heo. Bánh được cắt thành từng khối vuông nhỏ, gói giấy bạc thành hộp nhỏ hay gói giấy thấm mỡ thành từng thỏi. Món này thường được dùng khi uống trà tàu hay chè xanh. Trải qua cả trăm năm, hương vị bánh đậu xanh vẫn không bị thay đổi nhiều, trở thành nét văn hóa ẩm thực rất đỗi tự hào của người dân Hải Dương.
Hỉ Dương, bánh đậu xanh, rươi
2. Vải thiều Thanh Hà
Vải thiều là đặc sản mùa vụ. Mùa hè đỏ lửa cũng là lúc vườn vải nhuộm một màu đỏ sậm. Cũng từ khi ấy, khắp các con đường đổ vào các thị trường tiêu thụ lớn đều tràn ngập màu đỏ của vải. Nếu tháng 5 bạn có mặt ở Thanh Hà, huyện Nam Thanh, Hải Dương bạn sẽ thấy làng quê như có hội.
Hỉ Dương, bánh đậu xanh, rươi
Trái vải thiều Thanh Hà lớn cỡ ngón chân cái, tạo thành chùm, vỏ màu đỏ sậm hơi sần sùi. Bóc vỏ ra, bên trong là một lớp cùi trắng nõn, mọng nước, vị ngọt dịu mát, thơm của nước vải ngấm tận chân răng. Đặc biệt, mùi thơm của vải khi ăn xong vẫn còn vương vấn mãi.
Rươi cuối thu
Một đặc sản mùa vụ cũng không kém phần hấp dẫn khác ở Hải Dương là rươi. Mùa rươi bắt đầu từ độ tháng 8 âm lịch, ở Hải Dương rươi chỉ có ở các huyện Thanh Hà, Tứ Kỳ và Đông Triều. Món rươi dễ chế biến nhất, thơm ngon bậc nhất là làm chả. Chả rươi được chế biến theo các phương cách đặc biệt, thơm lừng hấp dẫn. Chấm chả rươi với mắm chắt, tỏi ớt băm nhuyễn ăn cùng bún, rau thơm ngậy ngon hết sức.
Hỉ Dương, bánh đậu xanh, rươi
4. Bánh gai
Dẫu không phải là mảnh đất sáng tạo bánh gai nhưng món bánh này ở Hải Dương cũng mang hương vị hấp dẫn khiến nhiều thực khách không khỏi ngỡ ngàng. Bánh có vỏ làm từ bột nếp hoà với lá gai đã được giã nhuyễn làm lên sắc đen huyền mà hấp dẫn đến lạ kỳ. Còn nhân bánh là tổng hợp rất nhiều nguyên liệu như dừa, đỗ xanh, bí đao, đôi chỗ còn cho thêm lạc, vừng, sen, mỡ lợn thái nhỏ... Bánh gai ở Hải Dương nổi tiếng nhất là bánh gai vùng Ninh Giang.
Hỉ Dương, bánh đậu xanh, rươi
5. Bún cá rô đồng
Bún cá rô đồng Hải Dương ngon đặc biệt hơn nhiều nơi khác, bởi cách chế biến nước dùng và cá đặc sắc. Ấy là cá rô làm sạch vẩy, bỏ vào nồi nước có nêm chút gia vị rồi luộc sôi. Chờ nguội thì gỡ thịt cá ra để riêng. Xương cá được giã nhừ, lọc kỹ rồi cho nước vào nồi nước dùng. Cá phải đúng cá rô đồng, rau cải cúc, rau cải xanh hay rau cần phải tươi non, làm sạch rồi cắt khúc đều chằn chặn. Cá rô đồng béo chắc cũng phải đủ to thì mới gỡ được khổ thịt ưng ý mà không vụn quá. Bát bún được bưng lên, nghi ngút khói. Trên bát bún cá, ngoài hành hoa, rau thìa là tươi non thì bao giờ cũng điểm xuyết thêm lớp trứng cá mịn màng, vàng ruộm. Nếu có dịp ghé thăm Hải Dương, đừng quên thưởng thức món ăn dân dã nhưng cũng không kém phần công phu này nhé.
Hỉ Dương, bánh đậu xanh, rươi 
(Theo Depplus/MASK)

LIÊN HỆ MUA BÁNH GAI - BÁNH GẤC - BÁNH ĐẬU XANH



Qúy khách có nhu cầu đặt mua Bánh Gai – Ninh Giang. Xin vui lòng liên hệ
Chung cư PCC1 Hà Đông - Ba La - Phú Lương - Hà Đông. - Ngõ 100 Nguyễn Chí Thanh - Hà Nội 
Hotline: 0974.045.427 -   


Bánh gai tại Hà Nội, đặt bánh gai tại Hà Nội, mua bánh gai tại Hà Nội

                Bánh gai là một đặc sản có từ lâu đời, khi xưa Bánh gai dùng làm lễ vật tiến Vua, nay dùng để thiết đãi khách vào các dịp lễ tết, đình đám, quà biếu, quà cho người đi xa, quà quê....
                 Bánh gai không chỉ giữ được những nét, hương vị truyền thống mà còn là một loại bánh rất dễ ăn và dễ bảo quản. Bạn mua bánh gai về có thể ăn ngay hoặc bảo quản trong tủ lạnh, trước khi ăn chỉ cần cho vào lò vi sóng một vài phút là chúng ta lại có một chiếc bánh gai thơm ngon nóng hổi như vừa mới ra lò.



LIÊN HỆ MUA BÁNH GAI TẠI HÀ NỘI - BÁNH GẤC - BÁNH ĐẬU XANH


Qúy khách có nhu cầu đặt mua Bánh Gai – Ninh Giang. Xin vui lòng liên hệ
Hotline: 0974.045.427 
Chung cư PCC1 Hà Đông - Ba La - Phú Lương - Hà Đông. - Ngõ 100 Nguyễn Chí Thanh - Hà Nội 
Điện thoại 0974 045 427

Chủ Nhật, 14 tháng 12, 2014

Giới Thiệu Bánh Đậu Xanh Hải Dương


Bánh đậu xanh Rồng Vàng

Giới Thiệu Bánh Đậu Xanh Hải Dương

Một lần, vua Bảo Đại kinh lý qua Trấn Hải Dương, đã được nhân dân nơi đây dâng lên một loại bánh làm từ đỗ xanh. Vua ăn thấy rất ngon và khen ngợi hết lời. Bánh có hương vị nhẹ nhàng, ngọt, mịn và rất  phù hợp khi uống trà. Bảo Đại sau khi về cung đã ban sắc lệnh khen bánh Đậu xanh Hải Dương. Trên sắc có in hình “Rồng Vàng” - biểu tượng Uy quyền của vua. Kể từ đó bánh Đậu xanh Hải Dương có tên mới là: “Bánh Đậu xanh Rồng vàng”. Cái tên đó cho đến nay vẫn là thương hiệu riêng để phân biệt với các loại bánh Đậu xanh ở các tỉnh khác. Một chiếc bánh Đậu xanh Rồng vàng được làm ra có thể coi là một kì công, kết quả của một nghệ thuật điêu luyện.

Bánh đậu xanh, nghe thôi thì thấy nguyên liệu không thể đơn giản hơn, có bột đậu xanh, đường kính, mỡ lợn hay dầu thực vật quyện chút hương hoa bưởi cho dậy vị. Có thế thôi nhưng phải nói, những chiếc bánh đậu xanh làm từ đất Hải Dương này khác biệt rất nhiều so với những miếng bánh đậu xanh từ nơi khác. Hương vị cổ truyền với bàn tay khéo léo, sự tỉ mẩn của người nghệ nhân đã tạo ra những chiếc bánh đậu xanh hảo hạng mà chỉ Hải Dương mới có.

Nguyên liệu chính để làm bánh là bột đậu xanh nguyên chất, đường trắng tinh luyện và dầu thực vật. Nhưng không phải bột đậu xanh nguyên chất nào cũng làm được bánh. Đỗ xanh dùng làm bánh phải được chọn lọc kỹ càng. Đỗ phải được phơi khô không được để mốc và không dùng đỗ xấu để làm bánh vì sẽ ảnh hưởng tới chất lượng bánh. Đỗ đó được đưa vào rang chín, sau khi đạt đến độ chín đều thì đem xay sau đó lọc bỏ vỏ, rồi nghiền thành bột. Bột đậu xanh này kết hợp với đường trắng tinh luyện cùng dầu thực vật và một số hương liệu khác để tạo thành một chiếc bánh có thể làm đẹp lòng và hợp khẩu vị với mọi lứa tuổi.

Nguyên liệu từ đậu xanh
Bánh Đậu xanh Rồng vàng Hải Dương được chứng nhận là loại bánh có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, thích hợp cho mọi lứa tuổi nhất là người già và trẻ em. Bánh có tác dụng giảm béo đối với những người trung niên, giảm Cholesterol và mỡ trong máu, cũng như đề phòng các bệnh xơ cứng động mạch ở người cao tuổi. Đông y cho rằng: Đậu xanh tính bình, vị ngọt có tác dụng thanh nhiệt, giải độc… rất tốt cho cơ thể con người, đặc biệt là người  mới ốm dậy.

Giá trị của bánh đậu xanh
Do tính chất tốt của đậu xanh như vậy, cùng với sự thanh tịnh của bánh mà bánh đậu xanh không chỉ được dùng làm quà cho người thân, bạn bè mà còn dùng để thờ cúng tổ tiên vào những ngày lễ tết. Rất nhiều người Việt nói chung và người Hải Dương sống ở nước ngoài, mỗi lần về thăm quê cha đất tổ đều không quên mang theo mấy hộp bánh đậu xanh làm quà khi quay trở lại xứ người. Chút hương vị nhẹ nhàng của chiếc bánh đậu xanh giản dị đã làm ấm lòng người xa xứ. 

Quà tặng bánh đậu xanh
Bánh Đậu xanh Rồng vàng có thể ăn ở mọi lúc, nhưng sẽ thật thú vị và thật ngon khi ăn bánh với một tách trà nóng. Khi cho bánh vào miệng, lập tức bánh tan mịn và có hương vị ngọt hài hoà. Đáng nhớ biết bao là hình ảnh các cụ già ngồi bên cạnh bạn tâm giao vừa trò chuyện, ngâm thơ vừa uống trà, ăn bánh và ríu rít vây xung quanh là đàn cháu đang vui sướng vì được chia phần. Bánh đậu xanh thật sự có ý nghĩa như là một vật gắn kết các thế hệ trong gia đình và mọi lứa tuổi.

Thưởng thức bánh đậu xanh



LIÊN HỆ MUA BÁNH GAI - BÁNH GẤC - BÁNH ĐẬU XANH tại hà nội


Qúy khách có nhu cầu đặt mua Bánh Gai – Ninh Giang. Xin vui lòng liên hệ
Hotline: 0974.045.427 
Chung cư PCC1 Hà Đông - Ba La - Phú Lương - Hà Đông. - Ngõ 100 Nguyễn Chí Thanh - Hà Nội Điện thoại 0974 045 427
Tag: muabanhdauxanh, banhdauxanhhaiduongtaihanoi, anbanhdauxanh, banhdauxanhngon, banhdauxanhhoaanhanoi, datbanhdauxanhtaihanoi.

Làng nghề bánh gai Ninh Giang

Làng nghề bánh gai Ninh Giang
Cách TP. Hải Dương khoảng 30km về phía Đông Nam, nằm bên dòng Luộc Giang êm đềm thơ mộng, thị trấn Ninh Giang (huyện Ninh Giang, Hải Dương) từ lâu đã được nhiều du khách trong nước và quốc tế biết đến với sản phẩm bánh gai truyền thống khá nổi tiếng.

Cơ sở bánh gai Tuyết Nga - một trong những gia đình làm bánh gai lâu năm và ngon nhất vùng Hải Dương. Bà chủ cơ sở sản xuất bánh gai Tuyết Nga cho biết: Từ một cơ sở nhỏ tại khu 2 thị trấn Ninh Giang, hiện nay gia đình bà đã có thêm 2 cơ sở lớn: một cơ sở ở đền Bà Đế (Hải Phòng) và một cơ sở ở Thái Bình. Sản phẩm bánh gai truyền thống của gia đình năm vừa qua đã được đặt hàng để mang sang Mỹ bán. Ngoài việc sản xuất bánh gai truyền thống, gia đình bà còn sản xuất thêm bánh gấc.
Để làm ra những chiếc bánh gai ngon, đạt tiêu chuẩn người thợ phải kỹ lưỡng, công phu trong từng giai đoạn. Gạo là loại đặc sản nếp cái hoa vàng Kinh Môn nổi tiếng cả nước. Mật phải thật ngọt, đun nóng để trộn cho dễ. Lá gai phải là lá gai nếp thì bánh mới dẻo và có mùi thơm. Lá gai được rửa sạch cho vào nồi ninh nhừ, đem rửa sạch rồi muối, ủ bằng đường 2 - 3 ngày. Khi lá đã được muối ngấu, người thợ mới dùng chày giã nát lá, lọc lấy bột mịn rồi đem trộn với bột nếp. Tỷ lệ bột lá và bột nếp sẽ quyết định chất lượng của “lớp áo” bánh gai.
Nhân bánh cũng được chuẩn bị công phu không kém. Mỡ cánh (mỡ cổ lợn) được muối bằng đường thật khéo, sao cho mỡ lợn không còn ngấy, có độ giòn như mứt bí. Hạt sen chế biến sao cho mỗi hạt đều mềm và không nát, còn nguyên hương vị. Bột gạo nếp, bột lá gai được trộn đều với mật để làm vỏ bánh. Khi trộn bột, càng vắt lâu thì bánh càng dẻo càng mềm mại thơm ngon. Người Ninh Giang không luộc bánh gai mà hấp trong khoảng 2 giờ đến khi bánh dậy mùi thơm ngậy đặc trưng. Khi ăn bánh, ai cũng phải ngất ngây với vị ngọt mà thanh, vị ngậy mà không ngán.
Nỗi trăn trở của làng nghề
Bánh gai Ninh Giang ngon là thế, nổi tiếng là thế, nhưng chưa bao giờ hết những nỗi niềm trăn trở.   
Ông Nguyễn Thành Vạn, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Ninh Giang, Hải Dương cho biết: Theo thống kê của huyện Ninh Giang, hiện nay ở thị trấn Ninh Giang có gần 100 cơ sở sản xuất bánh gai. Trước đây bánh gai chủ yếu làm ra để biếu tặng trong các ngày lễ hội, tết, cưới xin, giỗ chạp..., nhưng ngày nay, khi sản phẩm bánh gai của làng đã nổi tiếng, khách hàng từ khắp nơi tìm về thu mua bánh gai ngày càng đông. Điều này đã giúp người dân làng nghề có công việc ổn định, cuộc sống được nâng cao. Không những thế, bánh gai còn giúp tạo việc làm cho người lao động ở các xã, vùng lân cận lúc nông nhàn. Đặc biệt, sản phẩm bánh gai Ninh Giang từng tham dự các cuộc triển lãm thành tựu kinh tế kỹ thuật toàn quốc, từng giành được 3 Huy chương Vàng và 1 Huy chương Bạc.
Tuy nhiên, làng bánh gai Ninh Giang hiện gặp nhiều khó khăn do các cơ sở sản xuất bánh gai vẫn duy trì kiểu làm ăn manh mún, lại thiếu vốn, chưa liên kết để tìm đầu ra lâu dài cho sản phẩm và chưa có máy móc công nghệ cao để có thể bảo quản bánh gai được lâu hơn. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng là nỗi lo không chỉ của người dân làng nghề mà còn là nỗi trăn trở của các cấp chính quyền địa phương trong việc tìm ra các biện pháp hữu hiệu bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sống xanh, sạch, đẹp. Trước thực tế này, tỉnh Hải Dương đang nỗ lực tạo mọi điều kiện để xây dựng thương hiệu cho bánh gai Ninh Giang nhằm phát huy giá trị của loại đặc sản này phục vụ hoạt động du lịch.
Hy vọng một ngày không xa, thương hiệu bánh gai Ninh Giang sẽ được xây dựng thành công, để bánh gai mang nhãn hiệu Ninh Giang đến được gần hơn với du khách và có mặt trên mọi miền đất nước…
Thanh Hiền

Nến Trụ

Nến dùng cho các quán cafe, quán hát, spa làm sạch không khí trang trí trang nhã.



Liên hệ đặt hàng: 0974045427

Nến Trụ rồng

Mẫu mã đẹp mắt, Nến hình trụ với đôi rồng đối xứng.

Trụ sen rồng

Liên hệ đặt hàng: 0974045427

Nến Sen

Chúng tôi cung cấp nến sen trong thờ cúng và tráng trí. Nguyên liệu chất lượng, làm sạch không khí.


Liên hệ đặt nến: 0974.045.427

Bánh gai Ninh Giang

Hàng trăm năm nay, huyện Ninh Giang (Hải Dương) nổi tiếng với nghề làm bánh gai. Những bí quyết làm ra chiếc bánh gai nhỏ bé, ngọt bùi này đã góp phần tạo nên tên tuổi, sức sống của một vùng quê thuần nông

Dạo vòng quanh thị trấn Ninh Giang, đâu đâu chúng tôi cũng bắt gặp bảng hiệu của các gia đình làm bánh gai cổ truyền. Hầu hết các cơ sở bánh gai ở đây đều có kinh nghiệm gần 100 năm làm loại bánh đặc sản này với nhiều thương hiệu nổi tiếng như: Thanh Tới, Sơn Hiền, Trần Bình... Chẳng thế mà thương hiệu “bánh gai Ninh Giang” đã trở nên nức tiếng không biết tự bao giờ.



Nếp cái hoa vàng, nguyên liệu không thể thiếu để làm vỏ bánh.



Đỗ xanh được đãi kỹ trước khi làm nhân bánh.



Phơi lá chuối thật khô trước khi gói bánh.



Bà Thanh Tới, một nghệ nhân làm bánh gai lâu năm và có tiếng ở Ninh Giang.

Người dân Ninh Giang rất cầu kỳ trong việc chọn nguyên liệu làm bánh. Chị Lê Thị Hiền, chủ Cơ sở bánh gai Sơn Hiền, thị trấn Ninh Giang cho biết: “Lá gai làm bánh chị mua từ Tuyên Quang. Sau khi lấy về, lá gai được tước bỏ gân lá, phơi khô, ninh khoảng hai tiếng cho nhừ, để khô, xay mịn. Gạo nếp cái hoa vàng ngâm nước một buổi cho ngấm rồi vớt ra, xay thành bột, trộn với bột lá gai, tinh dầu chuối và đường trắng (hoặc mật) thành bột nhuyễn. Bột lá gai và bột nếp càng trộn kỹ, mịn thì vỏ bánh khi hấp ra lò càng mềm, càng đen bóng và thơm mùi lá gai. Đó là công đoạn làm vỏ bánh”.

Để có chiếc bánh gai thơm ngon, khâu làm nhân bánh cũng đòi hỏi sự công phu, cẩn thận. Nhân bánh làm từ nhiều nguyên liệu như: bột đỗ xanh nghiền nhuyễn, hạt sen, dừa sợi, thịt mỡ thái miếng nhỏ ướp đường và mứt bí… Người Ninh Giang không luộc bánh gai mà hấp khoảng hai tiếng trong lò đến khi dậy mùi thơm ngậy đặc trưng. 


Nghề làm bánh gai ở Ninh Giang đem lại việc làm và thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động địa phương.



Một cơ sở sản xuất bánh gai mỗi ngày hấp khoảng 700 bánh.



Bánh gai Ninh Giang giờ gắn liền với các thương hiệu bánh gai nổi tiếng như: Thanh Tới, Sơn Hiền, Trần Bình...



Bánh gai Ninh Giang mang đậm hương vị thôn quê .



Bánh gai không chỉ là đặc sản cổ truyền mà còn là sản phẩm du lịch độc đáo mỗi khi du khách có dịp đến Hải Dương.

Bánh gai Ninh Giang là thứ quà quê dân dã. Ở thị trấn Ninh Giang hiện có tới gần 100 cơ sở sản xuất, trung bình mỗi cơ sở gói khoảng 700 bánh/ngày, một số cơ sở lớn như Thanh Tới, Trần Bình... gói hơn 1000 bánh/ngày. Ngoài bán lẻ, nhiều chủ cửa hàng còn mở rộng thị trường về Hà Nội, xuống Hải Phòng…Chị Hợp, Cơ sở sản xuất bánh gai bà Thanh Tới phấn khởi bày tỏ: “Ngoài bán lẻ tại cửa hàng, gia đình tôi còn đưa bánh vào sân bay Cát Bi, Hải Phòng bán cho du khách, trung bình 1000 cái/ngày. Thu nhập ổn định, đời sống gia đình mấy năm nay khấm khá hẳn lên nhờ nghề làm bánh gai”.

Nghề làm bánh gai đem lại công việc ổn định cho nhiều lao động địa phương với mức thu nhập từ 2 - 3 triệu đồng/tháng, góp phần tạo nên nhịp sống sôi động ở một vùng đất thuần nông phía Đông Nam tỉnh Hải Dương. Ai đã đi Ninh Giang về đều ước ao xách trên tay chục bánh gai làm quà cho người thân, cũng là tấm lòng hiếu khách của người dân Ninh Giang gói gọn trong chiếc bánh nhỏ bé, giản dị.

(Theo VNP)

LIÊN HỆ MUA BÁNH GAI - BÁNH GẤC - BÁNH ĐẬU XANH


Qúy khách có nhu cầu đặt mua Bánh Gai – Ninh Giang. Xin vui lòng liên hệ
Hotline: 0974.045.427

Chung cư PCC1 Hà Đông - Ba La - Phú Lương - Hà Đông. - Ngõ 100 Nguyễn Chí Thanh - Hà Nội 
Điện thoại 0974 045 427

Bánh gai Ninh Giang, truyền thuyết và lịch sử

Trong số những đặc sản của tỉnh Hải Dương thì bánh gai Ninh Giang là món quà được nhiều người ưa chuộng, trở thành một trong những đặc sản nổi tiếng của xứ Đông.

Ninh Giang là một huyện nằm ở phía nam tỉnh Hải Dương. Thị Trấn Ninh Giang xưa đã có một thời vang bóng, là một thị xã sầm uất với những người dân tứ chiếng hội tụ tạo nên một sắc thái văn hóa đa dạng. Đặc biệt về phương diện ẩm thực.
Nghề làm bánh gai Ninh Giang, có từ bao giờ chưa thấy tài liệu nào ghi chép. Đi tìm hiểu về lịch sử nghề làm bánh gai Ninh Giang, chúng tôi đã gặp gỡ khá nhiều các cụ cao tuổi ở thị trấn Ninh Giang đều được nghe kể lại với dạng truyền thuyết như sau:
Ngày xưa có hai vợ chồng nông dân nghèo, vào một năm đói kém, mất mùa, thiếu ăn họ phải đi tìm các loại lá cây mọc tự nhiên để ăn. Họ đã tìm thấy một loại lá cây mang về nấu cơm ăn thấy dẻo, ngon. Họ bèn hái, thái phơi khô để dành, từ thổi cơm dần dần họ họ nghĩ ra cách lấy lá đó trộn với bột gạo nếp làm bánh ăn rất ngon và thơm, vừa để được lâu. Sau này các thế hệ con cháu cải tiến từ gói bánh bằng lá chuối tươi, đến gói bằng lá chuối khô, rồi cho thêm một số loại thực vật khác làm nhân bánh, dần dần trở thành bánh gai như hiện nay. Cho nên ở Ninh Giang người ta thường gọi là bánh lá gai.
Lại có một truyền thuyết khác cho rằng, những người làm bánh gai đầu tiên là những ngư dân làng Quát (Gia Lộc). Từ thế kỷ 12- 13(thời Trần) làng Quát có nghề chài lưới rất phát triển, quanh năm họ xuôi ngược các dòng sông. Đến khu vực bến đò Tranh ( Ninh Giang) họ dừng lại đánh cá và ngụ tại đây. Trong quá trình lấy bẹ của cây lá gai để đan lưới đánh cá, ban đầu họ thường vất bỏ lá gai. Vào một năm mất mùa, họ phải đi tìm hết thứ cây nọ đến thứ cây kia để ăn độn. Rồi đến lúc những loại cây có quả, có lá đều hết, họ bỗng nghĩ đến lá cây gai mà lâu nay họ thường bỏ đi. Từ chỗ nấu cơm ăn, họ dần dần chế biến thành bánh và trở thành bánh gai như ngày nay.
Lại có những ý kiến cho rằng ông tổ nghề bánh gai là Yêt Kiêu, người làng Hạ Bì ( huyện Gia Lộc), người được mệnh danh là tướng thủy quân số một của triều Trần ( TK13). Trong thời kỳ cầm quân đánh giặc, ông cho quân mai phục ven sông và đã phát hiện ra thứ lá cây (lá gai) ăn được. Khi đánh thắng giặc, ông về vùng này dạy cho dân lấy gạo nếp, lá gai ninh nhừ , luyện vào làm bánh ăn thấy dẻo, thơm ngon. Trong quá trình sản xuất đã cải tiến dần trở thành bánh gai như hiện nay…
Truyền thuyết thì mãi mãi vẫn là truyền thuyết, chỉ biết rằng thị trấn Ninh Giang là nơi sản xuất bánh gai có hương vị đặc thù và ngon hơn tất cả những nơi khác.
Ngược dòng lịch sử, trước năm 1945, ở thị trấn Ninh Giang chỉ có hai người làm bánh gai là cụ Hương Tụ và cụ Hương Viết, dần dần các cụ truyền nghề cho con cháu. Đến đầu những năm 40 của thế kỷ 20, ở thị trấn có hai hiệu bánh gai lớn là Ngọc Chân, Ngọc Anh và vài ba hiệu nhỏ. Nhưng lúc đó bánh gai Ninh Giang đã có mặt khắp các tỉnh trong cả nước, nhất là Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình. Sản phẩm bánh gai Ninh Giang từng tham dự các cuộc triển lãm thành tựu kinh tế kỹ thuật toàn quốc giành được 3 huy chương vàng và 1 huy chương bạc.
Trải những thăng trầm lịch sử, nghề làm bánh gai ở Ninh Giang có lúc sản xuất cầm chừng do nhiều nguyên nhân, nhưng không lúc nào bị thất truyền.
Về công đoạn sản xuất bánh gai cổ truyền, có thể tóm tắt như sau:
* Nguyên liệu: Gồm gạo nếp cái hoa vàng, lá gai, đỗ xanh, đường mật mía, lá chuối khô, và một số nguyên liệu khác như dừa bánh tẻ, mỡ lợn, vừng, dầu thực vật, đường kính trắng, bí đao, hạt sen, hương liệu...
* Công cụ sản xuất bánh gai: gồm cối giã gạo, dụng cụ ép lá gai, nồi hấp bánh, ngoài ra còn có dụng cụ khác dùng để dựng, ngâm gạo, đỗ như rổ, rá, thau chậu, nồi đồng, rây bột, dao , thớt... than hoặc củi để hấp bánh...
* Công đoạn sản xuất bánh gai: Gồm 5 công đoạn chính như sau:
1- Làm quả: Gạo nếp được nhặt sạch, sạn, đảm bảo không lẫn tẻ, sạn, ngâm nước khoảng 1 giờ, đổ ra rá để ráo nước, sau đó cho vào giã, dùng rây để rây thành bột.
Lá gai được rửa sạch cho vào nồi luộc khoảng 2 giờ, ép hết nước, phơi khô, giã thành bột.
Đường mật mía đun lên gọi là hoán đường, ướp với bột lá gai cho vào chum ủ một thời gian nhất định để dùng dần, hết thì lại ủ tiếp.
Lấy bột gạo nếp trộn với bột lá gai đã ủ cho vào cối giã, tạo thành quả bánh, quả bột có mầu đen của lá gai, mịn. Khi trộn cho mỡ lợn, để bột mịn, bóng và ngậy.
2- Làm nhân bánh:
Nhân bánh được làm bằng đỗ xanh, mỡ, dừa, mứt sen, mứt bí, đường, dầu chuối.
Đỗ xanh xay vỡ, ngâm nước, sau đó đãi sạch vỏ, cho vào chõ đồ chín, giã nhừ trộn với đường kính.
Mỡ lợn luộc, thái mỏng, dừa bánh tẻ nạo, hoặc thái thành sợi.
Đường kính đun lên ướp mỡ phải trong như mứt bí để giảm độ béo, mỡ ăn phải giòn mới đạt yêu cầu. Khi lên quả nhân mới cho thêm mứt sen, mứt bí, dừa nạo, va ni theo tỷ lệ và nắm thành viên nhân
.
3- Gói bánh:
Dùng lá chuối khô, rửa sạch, bỏ lá rách, lau khô, Cho nhân vào bột nặn thành hình tròn, đồng thời đổ mỡ nước vào ngâm, Vừng đãi sạch, lăn quả bánh trên mâm, sau đó gói nhiều lượt lá.
4- Hấp bánh:
Trước đây luộc bánh, sau chuyển sang hấp bánh. Dùng vạc hoặc nồi to, quây xung quanh bằng cót , dùng bao tải bọc ngoài để giữ nhiệt. Khi hấp bánh thấy có hơi nước bốc lên mới tính giờ. Tùy theo số lượng mỗi mẻ hấp hoặc trọng lượng bánh to hay nhỏ mà tính thời gian hấp khác nhau. Trung bình hấp một mẻ bánh hết từ 1 giờ đến 80 phút. Khi bánh chín, vớt ra để cho nguội và ráo hơi nước. Bánh ngon phải đạt yêu cầu dẻo, dai, nhân trắng, thơm ngon...
5- Đóng gói bánh:
Khi bánh nguội, cắt bỏ dây buộc, sau đó xếp 5 chiếc buộc thành một gói. Buộc bằng dây cói, trên có đính kèm nhãn mác của cơ sở sản xuất.
Ngày nay bánh gai được sản xuất bằng công nghệ hiện đại rất nhiều, nhưng cách làm thì vẫn phải thực hiện như xưa và một số công đoạn vẫn phải làm thủ công...
Bước vào thời kỳ đổi mới, nền kinh tế nước ta phát triển, nghề làm bánh gai ở Ninh Giang đã được phục hồi nhanh chóng, không chỉ phát triển ở Ninh Giang mà còn phát triển ở nhiều nơi khác trong tỉnh, nhất là ở thị xã Hải Dương, số cửa hàng, cửa hiệu phải tính đến hàng trăm, nhưng bí quyết nghề nghiệp thì không phải chủ hiệu nào cũng nắm được đầy đủ.
Bánh gai Ninh Giang được sử dụng như một món quà quê giản dị mà hương vị thật đậm đà, bánh được dùng làm lễ vật trong lễ, tết, tuần, rằm, cúng giỗ tổ tiên theo phong tục Việt Nam, bánh làm lễ vật trong lễ cưới, hỏi, hoặc dùng làm quà trong hội nghị, liên hoan… Đặc biệt trong giao tiếp thì là một nét đẹp văn hóa ẩm thực của người Xứ Đông.
Nghề sản xuất bánh gai hiện nay đã có mặt tại nhiều địa phương trong cả nước, nhất là ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Thanh Hóa, thành phố Hồ Chí Minh…và còn theo chân các Việt kiều tại một số nước trên thế giới… Nhưng sản phẩm bánh gai được sản xuất tại Ninh Giang vẫn giữ được nguyên vẹn danh tiếng vốn có và xứng đáng là đặc sản nổi tiếng của Hải Dương.
Tác giả bài viết: Lê Thị Dự


LIÊN HỆ MUA BÁNH GAI - BÁNH GẤC - BÁNH ĐẬU XANH TẠI HÀ NỘI

Chung cư PCC1 Hà Đông - Ba La - Phú Lương - Hà Đông. - Ngõ 100 Nguyễn Chí Thanh - Hà Nội 
Điện thoại 0974 045 427

Qúy khách có nhu cầu đặt mua Bánh Gai – Ninh Giang. Xin vui lòng liên hệ
Hotline: 0974.045.427 

Đặc sản chỉ có ở nơi “một tiếng gà ba tỉnh nghe rõ”

(Dân trí) - Ninh Giang (Hải Dương) được ví là nơi có tiếng gà gáy ba tỉnh đều nghe rõ. Là một thị trấn duyên dáng, được con sông Luộc bao bọc, Ninh Giang đã ghìm sâu tên mình vào lòng người bằng đặc sản quê mình: Bánh gai Ninh Giang.

Xưa, bánh gai hiếm lắm, chỉ được dùng trong ngày tết hay nhà có giỗ chạp. Ngày thường, hàng xóm láng giềng có việc đi xuống huyện về biếu chiếc bánh, nhà đông người thì phải xắt thành từng ấy miếng, mỗi người một miếng nhỏ nhâm nhi vị ngọt đượm của bánh.
Theo tương truyền, nghề làm bánh gai đã có từ rất lâu, khoảng hơn 700 năm trước
Theo tương truyền, nghề làm bánh gai đã có từ rất lâu, khoảng hơn 700 năm trước
Cách thành phố Hải Dương gần 30 km về hướng đông nam, giáp Hải Phòng và Thái Bình, Ninh Giang được ví là nơi có tiếng gà gáy ba tỉnh đều nghe rõ.
Là một thị trấn duyên dáng, được con sông Luộc bao bọc, Ninh Giang đã ghìm sâu tên mình vào lòng người bằng đặc sản quê mình: Bánh gai Ninh Giang.
Ngày lễ tết, nhà nào muốn mua chục bánh gai để thắp hương cho các cụ, phải đạp xe xuống thị trấn, cách nhà chục cây số để đặt trước rồi áp tết xuống lấy bánh.
Tết mà có chục bánh gai đặt cạnh mâm ngũ quả, cạnh chiếc bánh chưng trông thật sung túc và ấm áp.
Theo nhiều cụ già tại thị trấn Ninh Giang, nghề làm bánh gai đã có từ rất lâu, khoảng hơn 700 năm trước. Ban đầu, bánh tròn như quả chanh, không có lá bọc. Cho tới nay cả huyện Ninh Giang chỉ có thị trấn Ninh Giang là làm bánh gai.
Hiếm thì như thế, nhưng nay du khách đi vòng quanh thị trấn, đâu đâu cũng thấy những chồng bánh gai, như mời chào, níu kéo khách qua đường.
Bánh có vỏ bánh làm từ bột nếp hoà với lá gai đã được giã nhuyễn làm lên sắc đen huyền, ánh lên hấp dẫn lạ kỳ.
Theo tương truyền, nghề làm bánh gai đã có từ rất lâu, khoảng hơn 700 năm trước
Người Ninh Giang không luộc bánh gai mà hấp trong khoảng hai tiếng đến khi bánh dậy mùi thơm ngậy đặc trưng.
Lá gai trông giống như lá dâu, có răng cưa, thường được trồng ở vùng cao. Lá gai khô đóng bịch lại. Lá đẹp phải là loại lá to, các lá quện lại thành từng tảng nhỏ. Khi kéo từng chiếc lá thấy được cái mềm mại, dẻo của lụa, mùi thơm ngai ngái của lá khô. Lá phải sáng màu. Loại lá nhỏ, lẫn hoa, vón cục thi không được dùng. Lá đem nghiền nhỏ thành thứ bột xốp xốp, mịn màng mát rượi.
Công đoạn làm bánh được người Ninh Giang làm rất cẩn trọng. Từ cách chọn hạt gạo, hạt đỗ cũng phải sành. Đỗ xanh, phải là loại đỗ chè, hạt nhỏ,vỏ hơi mốc mốc. Xục tay vào thúng đỗ phải nghe thấy tiếng xạo xạo, coong coong của hạt đỗ già đã tách.
Khi thổi lên đỗ mới bở, thơm và ngậy. Đỗ đãi sạch vỏ, bỏ sạn, đem cho vào nấu chín. Mở vung nồi đỗ, mùi thơm thơm ngầy ngậy xộc vào cánh mũi; phải đợi một chút, quay mặt cho hơi bay vợi đi, khi đó mới nhìn rõ màu vàng ươm, mỡ màng của đỗ. Hạt đỗ căng tròn, nhón tay xiết lại, nhấc hai đầu ngón tay thấy dinh dính, nhưng xốp và mịn. Nghiêng dưới ánh sáng. thấy những hạt sáng như của khoai tây luộc bở tơi.
Cây gai, nguyên liệu chính làm bánh gai
Cây gai, nguyên liệu chính làm bánh gai
Nhân bánh cũng được chuẩn bị công phu không kém. Mỡ cánh (mỡ cổ lợn) được muối bằng đường thật khéo, sao cho mỡ lợn không còn ngấy, có độ giòn như mứt bí. Hạt sen chế biến sao cho mỗi hạt đều mềm và không nát, còn nguyên hương vị.
Bánh gai được nặn lên bằng bàn tay của những người thợ bánh khéo léo có hình vuông nhỏ nhỏ xinh xinh mà chất chứa trong đó là bao nhiêu đặc sản của đất trời.
Sau khi nặn, bánh được gói bằng lá chuối khô, gói nhiều lớp để có thể giữ bánh được lâu và mang đi xa. Người Ninh Giang không luộc bánh gai mà hấp trong khoảng hai tiếng đến khi bánh dậy mùi thơm ngậy đặc trưng.
Khi ăn bánh, thực khách sẽ phải ngất ngây với vị ngọt mà thanh, vị ngậy mà không ngán, lại dẻo mịn từ vỏ bánh đến mềm xốp của nhân bánh.

LIÊN HỆ MUA BÁNH GAI - BÁNH GẤC - BÁNH ĐẬU XANH

TẠI HÀ NỘI

Qúy khách có nhu cầu đặt mua Bánh Gai – Ninh Giang. Xin vui lòng liên hệ
Chung cư PCC1 Hà Đông - Ba La - Phú Lương - Hà Đông. 
- Ngõ 100 Nguyễn Chí Thanh - Hà Nội 
Hotline: 0974.045.427